Mỗi người đều có những mối quan hệ xã hội riêng, nhưng chắc chắn gia đình luôn là một vị trí không thể thay thế trong lòng. Vậy tại sao chúng ta lại chạy đi tìm cách xây dựng những mối quan hệ ngoài kia mà đôi khi quên mất rằng những đứa con của mình cũng là những người bạn nhí cần được tâm sự mỗi ngày.
Khoảng cách thế hệ có thể là rào cản để ba mẹ có thể hiểu con mình nhiều hơn và ngược lại. Tuy nhiên, biết đặt mình vào vị trí của con, dành thời gian chơi với con… sẽ giúp cha mẹ trở thành một người bạn của con.
Vậy là sao để trở thành những người bạn "chí cốt" của con mình?
1. Làm bạn cùng con cũng cần có kỹ năng "Bắt đầu từ triết lý đổi vai"
Người xưa hay có câu "Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính", không một đứa trẻ nào có tính cách hoàn toàn giống cha mẹ hoặc khác hoàn toàn với tính cách của cha mẹ. Mọi em bé khi ra đời đều mang những nét cá tính rất riêng của mình.
Mặc dù các bậc cha mẹ không thể quyết định được tính cách của đứa trẻ mình sinh ra, nhưng không có nghĩa là cha mẹ chẳng thể làm gì với tính cách của con. Thiên hướng tính cách bẩm sinh của bé chỉ là một phần cá tính của bé sau này, một phần quan trọng khác chính là cách cha mẹ phản ứng và xử sự với những tính cách thiên bẩm của con.
Để con có thể hình thành một nhân cách tử tế, ngoài việc cha mẹ phải luôn hướng con đến những điều tốt đẹp thì việc tôn trọng sự khác biệt cũng là cách để con có thể phát triển một cách tốt nhất. Vì thế không thể áp đặt hoàn toàn những trải nghiệm của cha mẹ lên con cái mà hãy thử "đổi vai" để có cái nhìn khách quan nhất có thể.
Đổi vai để nhận thấy khoảng cách thế hệ tạo nên những thứ khác biệt như thế nào, đặt mình vào vị trí của con sẽ giúp cha mẹ có thể thông cảm những gì con đang chịu tác động để dẫn đến những hành vi hiện tại. Từ đó, cha mẹ có thể khách quan đánh giá được mọi việc mà con làm để nuôi dạy con tốt hơn, thậm chí là trở thành những người bạn để con sẵn sàng chia sẻ.
2. Trở thành người bạn "chính hiệu" của con"
Cho con cơ hội, cũng chính là cho mình cơ hội - con được thể hiện đúng với tính cách thiên bẩm của con, và là cơ hội để cha mẹ được chứng kiến những điều con hay e ngại thể hiện.
Làm bạn cùng con, được con tâm sự mọi điều là mong ước không của riêng cha mẹ nào. Làm bạn với con cũng là con đường ngắn nhất và thuận lợi nhất giúp cha mẹ nuôi dạy con dễ dàng hơn.
2.1. Đặt con ngang bằng khi trò chuyện
Đặt con ngang bằng có nghĩa là cha mẹ phải tự hạ mình xuống, hoặc nâng cao con mình lên ở 2 vị trí ngang bằng nhau. Cha mẹ không thể lấy cái nhìn từ người lớn xuống trẻ con được vì chỉ có hợp phong cách mới có thể chơi với nhau được.
Tuy nhiên, đặt ngang bằng không có nghĩa là cá mè một lứa, mà ở đây chính là cha mẹ đặt mình vào chính vị trí của con để nhìn nhận và giải quyết vấn đề. Vì càng thể hiện tư duy tươi trẻ, nhí nhảnh khi tiếp cận vấn đề của con thì con lại càng thỏa mái chia sẻ và ngược lại nếu cha mẹ cứ dùng tư duy cổ hủ thì chỉ làm con cái tránh xa ra mà thôi.
Khi thấy con xảy ra vấn đề trong cuộc sống, thay vì cứ chăm chăm vào việc phê phán, bình luận vì sao nó sai thì cha mẹ hãy ưu tiên đưa ra giải pháp để con cảm thấy có động lực hơn thay vì ám ảnh sự chỉ trích. Bằng sự thông cảm, ưu tiên những lời khen, vui vẻ đón nhận vấn đề của con để dễ dàng tâm sự khi ấy con cái chắc chắn sẽ mở lòng.
2.2. Đôi khi giả vờ "ngốc"
Để chơi được với con, đôi khi cha mẹ cũng nên giả vờ “ngốc”, coi như mình không biết. Hào hứng với những thành tựu mới của con, thể hiện sự hứng thú với những sở thích riêng của bé, chẳng hạn: “Con ơi, chỉ cho cha chơi game này đi”, đảm bảo bé sẽ rất hào hứng chia sẻ cùng bạn. Hoặc những câu chuyện mà con chia sẻ hằng ngày, cha mẹ hãy cùng lắng nghe và phân tích cùng con nhé, vì thế giới con bé lắm nên những gì con vừa tiếp xúc được đều rất đặc biệt.
2.3. Dành nhiều thời gian cho con
Nhiều bà mẹ bận rộn tự hào khoe rằng họ bỏ ra 3-4 tiếng đồng hồ mỗi ngày để chơi với con, và trong 3-4 tiếng đó sẽ đút cho con ăn, tắm rửa cho con, dạy con học bài hay đọc sách cho con. Tuy nhiên, đấy chỉ là những công việc chăm sóc. Nếu một ngày không có ít nhất 45 phút chơi với con thuần túy, ở đó không có áp lực học hành hay ăn uống… thì cha mẹ sẽ không thể trở thành người bạn của con được.
Khi đi làm, ai cũng có rất nhiều áp lực đè lên người, nào là doanh số, kế hoạch, chỉ tiêu, tăng trưởng… khiến quỹ thời gian dành cho con ngày càng eo hẹp. Người lớn cho rằng họp hành, mở rộng quan hệ là thứ bắt buộc nhưng lại nghĩ chơi với con là điều có thể du di, không chơi hôm nay có thể ngày mai, con không chơi với bố mẹ sẽ còn có ông bà. Vô tình chúng ta đã đã tước mất thời gian được chơi cùng bố mẹ của bé, và bạn dần tách mình ra khỏi cuộc sống của bé. Vì thế, để có thể hiểu con hơn để xây dựng bước đệm trong việc nuôi dạy bé thì cha mẹ phải dành nhiều thời gian để chăm sóc và vui chơi cùng bé, có như thế bé mới thoải mái và sẵn lòng tâm sự cùng ba mẹ.
2.4. Tạo kỷ niệm đẹp cùng con
Phần lớn cha mẹ đều cố gắng làm việc và tiết kiệm nhằm để lại tài sản, ép con học hành nhằm tạo lập kiến thức cho con mà quên mất việc cho con ký ức, điều không thể mua được bằng tiền và cũng không thể nào thay đổi được. Hãy để sau này lớn lên, bé cơ hội được hồi tưởng lại những kỷ niệm tươi đẹp thời thơ ấu.
Thấu hiểu được điều đó, Folie đã tạo ra một sân chơi nho nhỏ cho gia đình bé có thể thỏa sức sáng tạo những khung ảnh thật đặc sắc của bé, cũng là thời gian tạo khoảnh khắc đẹp đẽ của cả gia đình bên nhau. Vì mỗi khoảnh khắc khôn lớn của con chính là niềm tự hào của cha mẹ, và cũng một phần kí ức tuyệt vời để mai sau con có thể nhìn lại.
Cùng Folie ghi lại khoảnh khắc đáng yêu của bé nhà mình nhé, cha mẹ có thể tham khảo chương trình tại đây: Tham gia ngay
Gia đình là nền tảng cho mọi sự phát triển, mong rằng cha mẹ có thể đồng hành cùng những "người bạn nhỏ" của mình để có thể thấu hiểu và trau dồi tình cảm, kinh nghiệm sống giữa các thế hệ với nhau. Làm bạn với con cũng là con đường ngắn nhất và thuận lợi nhất giúp cha mẹ nuôi dạy con dễ dàng hơn.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.